1. Sự khác biệt giữa phòng xông khô và xông ướt
Sự khác biệt lớn đầu tiên là phòng xông khô sử dụng nhiệt khô và phòng xông ướt sử dụng nhiệt ướt.
Phòng sauna thường dùng đá (sỏi) được đun nóng để tăng nhiệt độ bên trong đến hơn 50 độ C, đôi khi đạt tới gần 75 độ C, cùng với khoảng 10% độ ẩm, cơ thể đổ mồ hôi và tự làm mát. Bộ phận tạo nhiệt của phòng sauna được thiết lập bằng các đá tỏa nhiệt đặt trên những thanh điện trở. Đá tỏa nhiệt đều khắp trong phòng. Ngoài ra, người ta thường cho một lượng nhỏ nước (hay tinh dầu) đổ lên đá để nhanh chóng tăng nhiệt độ và độ ẩm lên một chút, nhưng độ ẩm này sẽ nhanh chóng mất đi.
Nhiệt trong phòng xông hơi ướt khoảng 45 độ C, nhưng với gần 100% độ ẩm, thì không cho phép cơ thể có khả năng làm mát thông qua sự bay hơi nước, Phòng hammam tạo hơi bằng cách bơm hơi nước nóng vào phòng và cho phép thêm một ít không khí trong lành.
Xem thêm :>> xông hơi đá muối
Một phòng sauna truyền thống được làm bằng chất liệu gỗ do nhiệt độ cao và độ ẩm thấp. Trong phòng, băng ghế cũng được thiết kế bằng gỗ bởi vì gỗ không giữ nhiệt nhiều, ngăn ngừa gây bỏng da cho người sử dụng. Còn phòng hammam xây bằng gạch men hoặc kính cường lực giữ kín không khí, ngăn chặn hơi thoát ra ngoài. Phòng hammam được thiết kế với trần nhà nghiêng để hơi nước không nhỏ giọt trên đầu của người dùng.
2. Lợi ích của phòng xông khô và xông ướt
2.1. Phòng xông khô (sauna)
Khi xông hơi khô, bằng cách tăng mạnh nhiệt độ của cơ thể, có thể giết chết các vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm, giúp thanh độc cơ thể, làm trẻ hóa và sáng tế bào da; đồng thời tạo ra “cơn sốt nhân tạo” kích thích và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, đào thải độc tố, ngăn ngừa mụn.
Ngoài tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn, cải thiện trạng thái tinh thần, sauna còn được ưa chuộng nhờ khả năng tiêu mỡ thừa khá hiệu quả. Khi hơi nóng bốc lên, những phần mỡ dư thừa có ở đùi, mông, bụng... sẽ bị đốt cháy thông qua tuyến mồ hôi, làm cho các cơ và phần mỡ khác săn lại, giữ lượng mỡ nhất định cần thiết cho cơ thể để đảm bảo 2 chức năng: cung cấp năng lượng và giữ thân nhiệt ở 37 độ C. Các chuyên gia nghiên cứu đã thấy rằng một lần tắm hơi tiêu tốn lượng calo tương đương với 20-30 phút chạy bộ. Xông hơi khô còn được nhận định như một liệu pháp giảm đau hiệu quả, rất nhiều người bị đau khớp, đau lưng nhưng sau một thời gian tắm hơi cảm giác này giảm hẳn.
Xem thêm: >> massage body đá muối
2.2. Phòng xông ướt (Hammam)
Xông hơi ướt giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, bài tiết các độc tố trong cơ thể không chỉ nhờ sức nóng và hơi nước bên ngoài mà còn nhờ mồ hôi từ bên trong thoát ra. Nhờ đó, làn da sẽ mịn màng, giảm mụn trứng cá, cơ thể trở nên nhẹ nhõm, thư thái, giảm đau khớp, cơ bắp, giảm căng thẳng mệt mỏi. Giống như phòng sauna, nhiệt độ tăng trong phòng hammam giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một lợi ích quan trọng của phòng xông ướt là khi hít thở trong hơi nước có thể giúp giảm bớt viêm xoang, hen suyễn, dị ứng và viêm phế quản. Điều này không có (hoặc rất ít) ở phòng xông khô.
Ngoài ra, nhờ hơi nước ở phòng xông hơi, bạn cũng có thể hấp tóc tại chỗ, sức nóng của hơi nước trong phòng sẽ làm giãn nở các thớ tóc, để khi bước ra khỏi phòng không chỉ cơ thể thư giãn mà bạn còn có mái tóc suôn mượt.
Ngày nay, sự kết hợp độc đáo giữa liệu pháp ánh sáng màu vào trong phòng xông hơi góp phần làm đa dạng hoá sự tác động lên cơ thể. Mỗi loại màu có tác dụng khác nhau lên các bộ phận của cơ thể.
Ngày nay, sự kết hợp độc đáo giữa liệu pháp ánh sáng màu vào trong phòng xông hơi góp phần làm đa dạng hoá sự tác động lên cơ thể. Mỗi loại màu có tác dụng khác nhau lên các bộ phận của cơ thể.
Xem thêm :>> giảm béo hỏa liệu pháp
- Xanh lam – làm thanh thản và giải toả căng thẳng
- Đỏ - làm tăng cường hoạt động tim mạch
- Vàng – Tăng cường năng lượng
- Xanh lục – góp phần vào việc tái tạo và phục hồi của cơ thể
3. Chú ý
Sau khi xông hơi, tuyệt đối không được tắm lại dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước, việc tắm lại làm các lỗ chân lông co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể và có thể bị cảm nhiễm, đặc biệt là tạng phổi, và tiêu hóa kém...
Không nên xông hơi khi mới vừa ăn no xong, khi đang bị rối loạn tim mạch, đang bị sốt cao hay đang mắc các bệnh ngoài da.
Khi xông nên hít hơi vào từ từ bằng đường mũi, rồi thở ra từ từ bằng đường miệng; sau khi xông, uống một tách trà gừng nóng có pha ít đường sẽ cảm thấy sảng khoái...
Đăng nhận xét