Cây cần tây là loại rau dùng cho các bữa ăn hằng ngày trong gia đình bạn. Cây có mùi rất đặc biệt và rất tốt khi kết hợp với thịt bò. Vậy ngoài việc là thực phẩm thì cây cần tây còn có tác dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta nữa không. Hãy cùng bài viết 7 tác dụng của cây cần tây đã được tìm thấy đối với sức khỏe của chúng ta tìm hiểu về loại rau này.
Xem thêm :>> chè vằng
Xem thêm:>> tac dung cua cao che vang
Hình ảnh cây cần tây
Đặc điểm: Cần tây có thể sống được khoảng 2 năm, thân mọc thẳng, chiều cao tới 1,5m, thân có nhiều rãnh dọc, chia nhiều cành mọc đứng.
- Lá ở gốc có cuống, hình thuôn hoặc 3 cạnh, dạng mắt chim, tù có khóa lượn tai bèo. Lá ở giữa và lá ngọn không có cuống, chia 3 hoặc xẻ 3 hoặc không chia thùy.
- Hoa nhỏ màu trắng nhạt, mọc thành tán, không có tổng bao. Qủa hình cầu, có vạch nồi chạy dọc.
Hoa gồm nhiều tán, các tán ở đầu cành có cuống dài hơn các tán bên. Không có tổng bao, hoa nhỏ màu trắng nhạt. Quả dạng trứng, hình cầu có vạch lồi chạy dọc. - Trong cần tây có chứa tới 90,5 % là nước, ni tơ chiếm 0.07%, xenluloza và chất béo là 1,15%, 1,13% tro, vitamin A, B, C, P,…nhiều khoáng chất quan trọng bao gồm: Mn, Fe, I, Cu, K, Ca, Mg, tyrosin, cholin, axít glutamic,…
Cần tây có thể chưng cất để lấy tinh dầu. Tinh dầu của cần tây rất lỏng, không màu, mùi rất đặc trưng. Chứa các thành phần như: giaiacola, những lacton sednolit, d.limonen, silinen, cacbua tecpen, anhydrit secdanoit, sesquitecpen stinben,…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỉ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính.
Song rất may là trong các loại rau sử dụng ăn hằng ngày lại rất giàu dược tính nên còn là thuốc chữa bệnh như rau cần tây chẳng hạn.
Trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid. Ngoài những khoáng tố, sinh tố và chất dinh dưỡng, cần tây còn chứa một tỉ lệ lớn chất kích thích tố và tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng và mạnh mẽ. Hạt rau giúp chống đầy hơi, sình bụng, kích thích sự bài tiết, làm tăng lượng nước tiểu và đặc biệt là làm gia tăng sự ham muốn tình dục
Xem thêm :>> chè vằng giảm cân
Xem thêm :>> cao chè vằng bán ở đâu uy tín
9 tác dụng của cây cần tây
Đầu tiên cây cần tây là loại thực phẩm rất thích hợp để làm đẹp. Cây cần tây trị được rất nhiều khuyến điểm trên mặt của các bạn gái như:
1. Trị mụn đầu đen
Mụn đầu đen hình thành trên mặt là do sự viêm nhiễm của da. Nguyên nhân chính gây nên mụn đầu đen là do thói quen xấu của bạn làm ảnh hưởng đến da như rửa mặt, tẩy trang không sạch, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bạn không trị dứt điểm da nhờn… sẽ khiến cho mụn đầu đen và khó trị. Tuy khó tin, nhưng cần tây sẽ trị mụn đầu đen trên da mặt bạn một cách dễ dàng và hiệu quả.
Cách làm: Bạn cần 100g rau cần tây, 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa nước cốt chanh rồi tạo thành một dạng mặt nạ để đắp lên vùng có mụn đầu đen trên mặt. Bạn chỉ cần để trong vòng 20 phút rồi rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt.
2. Trị nám da
Cắt nhỏ lá cần tây và bỏ vào trong nước sôi trong khoảng 30 phút. Sau đó để nguội nước rồi dùng nước ấy bôi lên vùng da bị nám. Hoặc có thể trộn nước cần tây với nước cốt chanh hoặc nước cam rồi bôi bỗn hợp thuốc lên vùng da cần trị nám trong khoảng từ 15 – 20 phút để khôi phục lại sự tươi trẻ cho làn da bạn.
Đơn giản hơn bạn có thể xay nát lá cần tây rồi đắp lên vết nám là cũng có thể điều trị nám hiệu quả. Thuốc trị nám ngay trong khẩu phần ăn: Bạn có thể bổ sung cần tây trong khẩu phần ăn của mình bằng cách: xay nước sinh tố có bỏ thêm nhánh cần tây. Thay vì bạn có thể thường xuyên uống các loại sinh tố trái cây thì hãy thử đổi khẩu vị của mình với món sinh tố cần tây để chăm sóc sức khỏe. Đây là loại sinh tố thuốc trị nám hữu hiệu cho chị em phụ nữ. Hoặc bạn có thể xào các loại thức ăn cùng rau cần tây cũng sẽ có được những món ăn ngon và bổ dưỡng mà đem lại hiệu quả cao giúp bạn trị nám, tàn nhang.
Một trong những tác dụng cần phải kể đến của cây cần tây đó chính là tác dụng trị bệnh trong Đông y.
3. Trị chứng huyết áp cao: Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.
Cách dùng: rau cần tây sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định. Hoặc, dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước thêm một ít mật ong và đường mạch nha, lượng như nhau, đem đun nóng ấm và uống ngay, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt. Cần tây dùng cả thân 50g, thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần như vậy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp sẽ ổn định.
4. Bổ thận, hạ huyết áp: Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2 – 3 lần ăn trong ngày.
5. Chữa mỡ trong máu cao: cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt. Mặt khác nhờ trong cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…
6. Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động: lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.
7. Chữa mất ngủ: Lượng chất kiềm trong cần tây có công dụng giúp những người đang mắc chứng mất ngủ có thể ngủ ngon hơn. Khoáng chất này làm cho hệ thần kinh êm dịu lại, giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.
8. Giúp xương chắc khỏe mạnh: Loại rau này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magiê – rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.
9. Làm lợi tiểu: hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.
nước ép cần tây.
Với 9 tác dụng của cây cần tây được bài viết tìm hiểu hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn sử dụng đúng cách và hiệu quả hơn cây cần tây trong khẩu phần ăn cũng như trong việc điều trị các bệnh trong của cơ thể mình.
Đăng nhận xét