Cách trị sẹo do thủy đậu như thế nào?

Bệnh thủy đậu (hay theo cách gọi của dân gian là bênh trái dạ) do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn...). Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Đa số nốt đậu có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt đậu có đường kính tới 10mm. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.

Các bạn có thể xem thêm:






Thủy đậu dễ để lại sẹo

Trong quá trình bị bệnh thủy đậu, nếu chúng ta không chữa trị kịp thời, vệ sinh da sai cách, gãi ngứa, khiến vết thương ăn sâu, lở loét và nhiễm trùng thứ phát, khi lành đi sẽ để lại sẹo lõm, sẹo rỗ. Tuy sẹo do di chứng của thủy đậu không sâu như sẹo mụn, nhưng lại khiến cho bề mặt da khá sần sùi, xơ cứng, không còn sự mềm mại, mịn màng vốn có, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp làn da. Điều đó làm cho người bệnh, nhất là các bé gái mất tự tin vào ngoại hình, tạo tâm lý mặc cảm, buồn rầu.

Những vết sẹo xấu xí do thủy đậu rất khó tự mờ đi mà có thể “đeo bám” người bệnh đến suốt cuộc đời. Sẹo thủy đậu hình thành càng lâu năm thì càng khó điều trị, tốn kém thời gian, công sức lẫn tiền bạc, vì thế ngay từ bây giờ bạn cần tìm cho mình một phương pháp phù hợp.

Hiện nay có 3 cách trị sẹo thủy đậu đang được áp dụng phổ biến nhất là trị sẹo mụn tự nhiên, dùng công nghệ cao và kem trị sẹo.

Rất nhiều người khi bị sẹo thủy đậu đã “cầu cứu” các mẹo dân gian như dùng nghệ, nha đam… Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy cách này chỉ có tác dụng kích thích liền vết thương, chứ không có hiệu quả làm liền sẹo hay giảm vết thâm. Hơn nữa, sử dụng sai cách vừa không hết sẹo, mà còn làm sẹo tổn thương nặng thêm, tô đậm dấu ấn của sẹo.

Đăng nhận xét